TỔNG HỢP 10 LỄ HỘI ĐẦU NĂM NỔI TIẾNG

Tết đến không chỉ là dịp để chúng ta quây quần bên gia đình mà còn là thời điểm hàng loạt lễ hội diễn ra trên khắp mọi miền Tổ quốc

Mỗi lễ hội không chỉ là dịp để người dân thể hiện lòng tôn kính, mà còn là cơ hội để cầu mong một năm mới an lành, may mắn

Cùng A2Z khám phá 10 lễ hội đầu năm nổi bật từ Bắc vào Nam nhé:

  1. Lễ Hội Chùa Hương – Mỹ Đức, Hà Nội

Thời gian: Từ mùng 6 tết đến hết tháng 3 âm lịch

Người dân thể hiện lòng tôn kính với các vị Phật, Bồ Tát và cầu nguyện cho một năm mới bình an

 

  1. Lễ Hội Gò Đống Đa – Đống Đa, Hà Nội

Lễ hội gò Đống Đa - Lễ hội ghi nhớ một thời kỳ lẫy lừng của dân tộc

Thời gian: Mùng 5 tết

Tưởng nhớ tới công trạng của vua Quang Trung cùng nhiều trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ

 

  1. Lễ Hội khai ấn Đền Trần – Khu di tích Đền Trần, Lộc Vượng, Nam Định

Toàn cảnh Lễ hội Khai ấn Đền Trần Nam Định xuân Quý Mão 2023

Thời gian: Ngày 13-15 tháng Giêng âm lịch

Tri ân công đức các vị vua Trần và cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mọi người chung hưởng lộc ấn

 

  1. Giỗ tổ Hùng Vương – Khu di tích lịch sử đền Hùng, Phú Thọ

Giỗ Tổ Hùng Vương - Nét đẹp văn hóa của người Việt

Thời gian: Ngày 10 tháng 3 âm lịch

Tưởng nhớ và tôn vinh các vị vua Hùng – những vị vua sáng lập ra nước Việt cổ và là dịp để người dân tôn vinh giá trị truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

 

  1. Lễ Hội Yên Tử – Núi Yên Tử, Quảng Ninh

Lễ hội Yên Tử - Sự kiện đầu năm nô nức du khách gần xa

Thời gian: Từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch

Hoạt động chính của lễ hội là hành hương lên đỉnh núi, cầu nguyện và tham quan các di tích lịch sử và tâm linh

 

  1. Lễ Hội Đền Vua Mai – Nam Đàn, Nghệ An

Lễ hội Đền Vua Mai - Nét đẹp văn hóa của người Nam Đàn

Thời gian: Mùng 3 đến mùng 5 tết

Để tưởng nhớ công ơn của vua Mai Hắc Đế với các phần lễ tưởng niệm Vua Mai cùng nhiều hoạt động hội mang đậm nét văn hoá dân gian truyền thống

 

  1. Hội vật Làng Sình – làng Sình, Huế

Lễ hội vật làng Sình - khamphahue.com.vn

Thời gian: Mùng 10 tháng Giêng âm lịch

Không chỉ mang ý nghĩa truyền thống và còn là hoạt động vui, khoẻ, thể hiện tinh thần thượng võ

 

  1. Lễ Hội Cầu Ngư (Lễ Hội Cá Ông) – Các làng chài ven biển miền Trung

LỄ HỘI NGHINH ÔNG TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ - Bảo tàng Phụ  Nữ Nam Bộ

Thời gian: Từ 10 tháng Giêng đến 16 tháng 6 âm lịch

Tạ ơn thần Nam Hải, cầu mong một năm mưa thuận gió hoà, mùa biển bội thu, ngư dân đánh bắt an toàn

 

  1. Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu – Miếu bà Thiên Hậu “Thiên Hậu cung”, Bình Dương

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu - Nét đẹp văn hóa Bình Dương

Thời gian: Từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch

Ngày lễ chính của lễ hội chùa Bà diễn ra vào ngày Rằm tháng Giêng và rước kiệu Bà rất long trọng, quy tụ hàng ngàn người khắp nơi về tham dự

 

  1. Lễ hội xuân Núi Bà Đen – Núi Bà Đen, Tây Ninh

Hàng trăm ngàn du khách lên núi Bà Đen, Tây Ninh mỗi ngày để dâng đăng cầu  an dịp đầu xuân năm mới - DNTT online

Thời gian: Từ 4 đến 16 tháng Giêng âm lịch

Hằng năm đến lễ hội Xuân núi Bà Đen mọi người lại ghé thăm nơi đây để cầu nguyện bình an

Nguồn: st